Biết Tỏ Cùng Ai
Phan_13
Rồi như sực nhớ điều gì, Vi chạy đế hộc tủ lấy ra một gói giấy.
– Ông làm ơn mang cái nầy nề cho bà Lý, để bà ấy chi phí trong nhà.
Ông Triệu lắc đầu.
– Thôi không cần cô ạ, chúng tôi chịu được rồi.
– Đừng cãi tôi mà.
Vi nhét đại tiền vào tay ông Triệu:
– Vườn mưa gió là của tôi, phải không? Vậy thì ông cứ mang về. Theo di chúc của ông chủ, thì đúng ra mấy ông còn được hưởng tiền thưởng hai trăm ngàn nữa, chúng tôi còn chưa có, đâu dám để ông và vợ chồng ông Lý thiệt thòi thêm.
Ông Triệu bất đắt dĩ phải nhận tiền.
– Thôi được rồi, nhưng dù sao chúng tôi cũng mong cô sớm về…
Vũ Vi cười.
– Ông cứ yên tâm, à còn một điều nữa…
– Dạ thưa chi?
– Đừng để vườn đầy có ông nhé.
– Vâng cô yên tâm, chúng tôi cố gắng chăm sóc để đón cô về nữa chứ?
Ông Triệu đi rồi, Vi lại ngôì xuống đọc thư. Những giòng chữ thắm thiết nhảy múa trước mặt, nàng vuốt ve trang giấy với bao niềm vui rộn rã trong tim.
Có tiếng chuông cửa reo, Vi giật mình quay lại, bác sĩ Ngô vui vẻ với bó hoa hồng trên tay bước vào.
– Tôi mang hồng đến cho Vi đây. Tối qua Vi đến luật sư khiến tôi lo quá. Hôm nay định mục đi chớ, mình đi đâu nào? Ông bác sĩ Lý cứ chọc mãi. Ông ấy hỏi bao giờ mời ông ấy ăn cưới, Vi trả lời giùm đi!
– Trả lời à? Không bao giờ có chuyện đó, chúng ta sẽ không thể lấy nhau được.
– Cái gì? Vi nói gì lạ thế?
Bác sĩ Ngô bôí rối, Vi bước tới với nụ cười trên môi.
– Vâng xin lỗi bác sĩ, tôi biết bác sĩ là người tốt, nhưng tôi không thể làm vợ bác sĩ được, chuyện tình cảm của chúng ta tốt nhất nên dừng lại ở đây.
– Nhưng… Nhưng mà…
Vũ Vi bước tới bên cửa.
– Bây giờ tôi có chuyện phải đi gấp, bác sĩ có ra xin khép cửa lại hộ.
Nàng chào bác sĩ Ngô lần nữa rồi như kẻ mộng du đi ra khỏi nhà, để ông Ngô ngơ ngác với bó hoa hồng ở lại bên trong.
Chương 20
Mấy tháng trôi qua.
Rồi mùa thu lặng lẽ đến, không gian mát lạnh với những cơn gió nhẹ, nắng đầy nỗi xao xuyến. Trời cao và trong xanh. Mùa thu ở Đài Loan là thềm hoa không tàn, lá không rụng nhưng không gian lại ngập đầy sự yên tĩnh trữ tình.
Nhược Trần gác chiếc ghế bố trong văn phòng. Chàng đã sống ở đây hơn ba tháng nay. Suốt ba tháng đó, Trần đã làm được rất nhiều công việc. Kiểm kê kho hàng, phân tích trái phiếu và tín dụng, cũng như gởi thêm một số mẫu hàng cho thị trường quốc ngoại và quốc nội. Công việc tiến triển thuận lợi và Trần khám phá ra điều lạ tuy cha chàng mang nợ khá nhiều nhưng uy tín trên thương trường vẫn còn khá vững. Với giới thương mãi, tín dụng nhiều khi là vốn, vì vậy sau ba tháng cố gắng Trần đã nhận nhiều thành quả khá khích lệ, những đơn đặt hàng tới tấp và kho hàng ứ đọng ngày nào của hãng cũng vơi bớt nhiều. Bây giờ là mùa thu, những đơn đặt hàng từ nước ngoài lại đến. Ông quản lý mệt bở hơi tai nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi.
– Thật không ngờ cậu lại hay thế, nếu thương vụ mà cứ kéo dài như vầy mãi thì tôi chắc chỉ trong vòng mấy tháng, chúng ta có thể chuộc lại cơ xưởng và khoảng hai năm là sẽ hết nợ ngay.
Nhưng Nhược Trần không hài lòng.
– Hai măm lâu quá, kế hoạch của tôi là chỉ một năm thôi, tôi không hiểu tại sao hãng chúng ta chủ chú trọng đến ngoại thương, bây giờ mực sống của dân trong xứ cũng khá cao rồi, việc may sắm đâu thua kém gì ngoại quốc nữa, tại sao chúng ta không khai thác thị trường quốc nội chứ?
Và Nhược Trần bắt tay vào việc, chàng cho đặt đại lý tại các thành phố nhỏ.
Công việc của Trần bận rộn đến độ chiếc Scooter không còn đáp ứng được nhu cầu của chàng nữa, nên ông Triệu được trưng dụng đến nhà máy. Từ ông Triệu, Trần biết Vũ Vi vẫn chưa hề về Vườn mưa gió, nhưng mỗi tháng nàng đều có gởi tiền về để chi phí cho vườn. Trước bản tính ương ngạnh và cố chấp của Vi, Trần chỉ biết thở đài và tiếp tục tìm lãng quên trong công việc.
Và như thế, tháng mười đến, thị trường trong nước đã mở rộng, đơn đặt hàng lần lượt đổ về. Nhươc Trần lại vẽ thêm mấy kiểu hoa vải lục, vừa tung ra thị trường đã được đón nhận nồng nhiệt ngay. Đến tháng mười một, chỉ số thu của hãng đã vượt quá số chi mấy lần. Như vậy là Trần đã vượt qua được giai đoạn hiểm nghèo, nhiều người sẵn sàng bỏ thêm tiền để tài trợ cho công ty Định Khắc Nghị, nhưng bây giờ Trần không cần mượn thêm nữa.
Tháng mười hai, ngay gữa khu phố sầm uất phía Tây chợ, một biển quảng cáo huy hoàng về sản phẩm của công ty Định khắc Nghị đã mọc lên, tiếp đó là trên báo chí, truyền thanh, truyền hình… Nhược Trần rất hiểu tâm lý người mua, chàng không thể tiện tặn về chuyện quảng cáo. Quả nhiên hàng hóa của chàng càng lúc càng bán chạy, Trần cũng vì thế mà mệt phờ.
Một hôm ông quản lý đưa ý kiến.
– Trong kho chúng ta còn quá nhiều quần áo may sẵn nhưng đã lỗi thời, có người đề nghị với tôi và bây giờ nếu ta thắt một tí, chẳng hạn như với kiểu áo A-106 nếu ráp thêm một mảnh vải vuông trên cổ áo thì chẳng phải đã biến thành kiểu mới rồi sao? Vì vậy, hay là chúng ta làm thử xem, biết đâu chẳng tạo nên phong trào.
Đề Nghị của ôg quản lý đánh thức Trần, chàng vội lôi hết những quần áo trong kho ra nghiên cứu cách thêm thắt, kết quả là hàng không những tống đi được hết mà còn lại được dư luận ca ngợi.
Môt hôm khác ông quản lý lại nói:
– Có người cho tôi hay là lúc gần đây ở Mỹ họ có mốt mặt áo may khiểu Đông phương, sao cậu không nghiên cứu thử xem nên chọn loại vải nào và kiểu nào lạ mắt để chào hàng bên ấy.
Trần vâng theo và quả nhiên lại thành công rực rỡ.
Rồi một ngày khác ông quản lý nói:
– Có người cho tôi biết, mùa đông năm nay thế nào người ta cũng thích mặc loại áo bông viền sa, không cần phải là da thật, loại nhân tạo cũng được, nếu thêm thắt túi và bâu kiểu mới chắc chắc sẽ bán chạy.
Trần y theo lời ông quản lý và lại một lần thành công.
Và khi ông quản lý gặp Trần vừa mở miệng nói thêm một lần nữa.
– Có người cho tôi biết…
Thì Trần bắt đầu nghi ngờ. Chàg nghi ngờ một ông già như ông quản lý làm sao lại hiểu tâm lý phụ nữ nhiều thế?
– Này ông quản lý, trong câu “có người cho tôi biết” của ông đó. Người đó là người nào? Họ có tài như thế tại sao ông không mời họ vào làm việc cho hãng chúng ta chứ?
Ông Đường đột nhiên lúng túng.
– Điều đó… tại…
– Đúng rồi tôi dốt quá. Chắc chắn là người đang làm cho hãng chúng ta phải không? Ông chỉ đi tôi sẽ tăng lương họ ngay.
Trong hãng Định Khắc Nghị có hàng trăm công nhân nên Trần không biết hết được; Ông Đường vẫn bối rối:
– Người đó… A mà…
– Sao?
Nhược Trần chau mày:
– Ai chứ?
Sau cùng ông Đường đành nói.
– Nhưng họ không muốn tôi nói ra.
– Tại sao vậy. Họ là nhân viên trong hãng phải không?
– Dạ không phải.
Trần lên tiếng:
– Nếu không phải làm sao họ biết hàng tồn kho trong hãng chúng ta có những gì chứ?
– Dạ… Cô ấy không có làm ở đây, nhưng thỉnh thoảng ghé thăm cũng như để ý đến hoạt động của hãng nhiều lắm.
Nhược Trần nổi nóng:
– Nhưng là ai mới được chứ?
– Dạ.. dạ. cô Vi.
Nhược Trần ngỡ ngàng:
– Cô ấy liên lạc với tôi thường lắm, lúc nào cậu bước ra khỏi hãng là tôi điện thoại cho cô ấy biết ngay, vì vậy cô Vi hay ghé qua đây thăm lo chăm sóc. Ngay chiếc nệm cậu nằm cô Vi cũng đã thay bằng chiếc nệm mới dày hơn, cậu không để ý đấy thôi. Tôi thấy… Tôi thấy hình như cô Vi yêu cậu lắm, nhưng chỉ tại mắc cở thôi.
Nhược Trần chớp mắt nhìn ông quản lý, chàng cảm động đến độ muốn ôm chầm lấy ông già.
– Bây giờ bác coi chừng hãng dùm tôi một chút được không?
– Cậu đi dâu?
Ông Đường chưa kịp hỏi thì Trần đã chạy kên xe và bảo ông Triệu đưa ngay đến địa chỉ Vi.
– Ông Triệu ông nói thật cho tôi biết lúc gần đây ông có gặp cô Vi không?
– Dạ.. có.
– Ở đâu?
– Bên Vườn mưa gió, cô ấy thỉnh thoảng ghé qua sửa soạn lại nhà cửa, vườn hoa… Mới hôm kia đây cô ấy còn cùng với bà Lý lau chùi lại bức tượng trong sân.
– Cô ấy có nói gì không?
– Có, nhưng tôi không hiểu gì cả.
Nhược Trần thở ra.
– Tại sao đợi tôi hỏi ông mới nói?
– Dạ. Dạ cô Vi không cho phép.
– Tại sao mấy người không năn nỉ cô ấy trở về luôn?
– Dạ có, nhưng cô Vi không chịu, cô ấy bảo là bao giờ… bao giờ…
– Bao giờ thế nào chứ?
– Bao giờ cậu tự động dọn về, cô ấy mới trở lại.
Phải tự động dọn về? Nghĩa là sao?
Nhược Trần cắn môi. Đúng rồi! Trong thư trước ta viết cho Vi, đã nói ta sẽ về Vườn mưa gió bao giờ công đã thành danh đã toại và mong nàng chờ đợi. Vi không dọn về vườn mưa gió trước là vì nàng không muốn sung sướng khi thấy ta hãy còn khổ. Vũ Vi! Vũ Vi! Em tế nhị như thế mà anh nào hay, hãy tha thứ cho anh Vi nhé.
– Ông Triệu chạy nhanh chút đi!
– Làm gì gấp thế cậu Ba?
Ông Triệu ranh mãnh:
– Chạy nhanh quá đụng xe rồi sao gặp?
– Nhưng tôi muốn gặp Vi ngay đây!
Nhược Trần gào trong lòng. Vi! Vi! Vi!
Xe ngừng trước cư xá, Trần mở cửa chạy nhanh lên lầu. Cửa phòng đóng kín.
Bậy thật, bây giờ Vi đã đi làm rồi mà. Trần lại ba chân bốn cẳng chạy xuống.
– Chạy tới bệnh viện nhanh lên!
Đến bệnh viện, Trần tìm vị y tá tốt bụng.
– Cô Vi à?
Hai hôm nay cô ấy nhận lời đến bệnh viện X chăm sóc bệnh nhân rồi.
Trần hớt hải chạy ra. Xe đến đúng địa chỉ bệnh viện X.
– Vâng hôm qua cô ấy còn ở đây, nhưng hôm nay không thấy đến.
– Trời đất!
Đầu Trần như rối lên, giục ông Triệu.
– Ông cho xe qua đại học sư phạm xem, có lẽ cô ấy đi thăm em trai rồi đấy!
Nhưng khi đến trường sư phạm, Trần mới nhớ là Lập Đức đã tốt nghiệp và đang đi hành nghĩa vụ quân dịch, thế là Trần lại sang tìm Lập Quần cũng không thấy. Đi gần khắp thành phố mà Vi vẫn biệt tăm. Ông Triệu thương hại.
– Cậu ba hay là để mai vậy, sớm muộn gì cũng gặp mà.
– Vâng, thế thì mai vậỵ
Nhưng Trần vẫn còn tiếc rẻ, chàng bảo ông Triệu đánh xe quay trở lại cư xá của Vi. Nàng vẫn chưa về, có lẽ ở lại trực đêm không chừng Trần thở ra. Khi người đang yêu thì tình nung trái tim, muốn gặp ngay người mình mơ ước. Mỗi phút giây là một thế kỷ.
Ngơ ngẩn trở về hãng, Trần cho phép ông Triệu về Vườn mưa gió nghỉ ngơi và mai sáng phải đến ngay.
Ông Triệu về rồi, Trần bước vào căn phòng rộng thênh thang, hôm nay chàng thấy gian phòng buồn tẻ lạ. Bên ngoài màn đêm đang bủa vây, ánh trăng leo lủng treo trên trời cao. Đêm thật yên, thật cô đơn.
“Ai một mình bên cửa?
Ta với bóng là hai”
Câu thơ của ai sao giống tâm trạng chàng vô cùng. Trần nhớ Vi, nhớ kinh khủng, nhớ như muốn phát điên lên. Vi ơi! Vi!
Điện thoại trên bàn đột nhiên reo lên.
– Ai vậy?
Ai gọi đến trong đêm khuya thế nầy? Ông quản lý chăng? Không lẽ có chuyện chi phiếu bị khước từ?
– A lô, ai đấy?
Một giọng nói êm đềm của đàn bà vang lên tim Trần muốn ngưng đập.
– Anh Trần đấy à?
-…
– Có phải anh đấy không anh Trần?
Nhược Trần chợt tỉnh:
– Vâng, vâng… Anh đây nầy Vi, em đó phải không?
Đầu giây bên kia yên lặng một chút rồi lên tiếng.
– Nghe nói hôm nay anh đã bỏ suốt ngày đi tìm em phải không?
Trần vui muốn phát điên lên.
– Ai cho em biết thế?
– Chuyện đó không quan tâm lắm. Có điều em hỏi anh.
Vi hạ thấp giọng:
– Bây giờ anh có cần gặp em nữa không?
– Ngay bây giờ à?
Mắt Trần sáng lên:
– Dĩ nhiên là muốn, nhưng gặp em ở đâu?
– Vườn mưa gió!
Trời ơi tìm khắp nơi mệt phờ người mà vẫn còn ngụ Vườn mưa gió! Tại sao ban nãy ta không đến đấy?
– Anh sẽ đến ngay, đợi anh mười phút?
– Vâng, em sẽ đợi anh.
– Nhớ đợi nhé.
Nhược Trần gào:
– Đừng bỏ đi nghe em.
Bỏ máy nói xuống, Trần chạy vội ra khỏi phòng chàng chận vội một chiếc taxi vừa trờ tới đưa địa chỉ và hối thúc gã tài xế nhanh lên.
Xe ngừng trước vườn, Trần trả tiền và chạy nhanh tới cổng. Cổng chỉ khép hờ.
Trần tung người lên đường sỏi, không buồn để ý gì hết ngoài đôi cánh cửa khép kín nơi phòng khách.
– Ông tìm ai đấy?
Một giọng nói thật êm thật quen thuộc vang bên tai, Trần chùn chân quay lại. Vi đang ngồi bên bờ hồ, mái tóc dài phủ vai, bình yên tắm dưới ánh trăng sáng với nụ cười nhẹ. Nàng đẹp như một tiên nữ. Trần bàng hoàng bước tới như kẻ lạc hồn.
– Bây giờ anh đã tìm thấy em rồi chứ?
– Vâng, anh đã tìm thấy em, từ khi đánh mất trên hành lang bệnh viện.
– Bao lâu rồi?
Vi hỏi trong hơi thở.
– Hơn một năm.
Một chút yên lặng.
– Anh đã tìm thấy em rồi, thế anh cần gì?
– Anh mong em sẽ nhận lời suy tôn làm thần bên anh.
Mắt Vi chôn nhanh.
– Em không đủ khả năng đó, chính em, em cũng cần người che chở đây.
– Nhưng em đã có.
– Ở đâu?
– Ngay cạnh em đây, Vi có vừa ý không?
Vũ Vi yên lặng ngắm người yêu trước mặt.
– Vi đang đắn đo trước dĩ vãng của anh?
– Không. Dĩ vãng của anh có điều gì đáng nói đâu? Anh là người lãng tử, có nhiều tật xấu, nhiều đàn bà, có tính ương ngạnh, cao ngạo, cố chấp, anh như một con ngựa hoang, chỉ muốn chạy bay tự do chớ không thèm yên ngọc. Nhưng ngựa qúy nào mà chẳng đi từ lớp ngựa hoang mà ra. Vì vậy em không sợ, nhưng em chỉ ngại mình vì em biết mình đã chọn được ngựa hay.
Trần nắm chặt tay Vi.
– Không phải như vậy đâu, nhờ Vi đấy, nhờ chú nài giỏi, ngựa mới hay được chứ.
Vi nhìn vào mắt Trần.
– Nhưng trong tay em nào có dây cương?
– Có chứ, không những dây cương mà còn roi nữa. Trần xiết chặt lên môi nàng.
Trăng e thẹn trốn vào mây.
– Anh phải dọn về Vườn mưa gió đi chứ?
– Sao vậy?
– Vì em cũng muốn về đây, chỉ có một mình, em sẽ chẳng về đâu buồn lắm.
Chàng nhìn thẳng vào mắt người yêu say đắm.
– Thật chứ? Vi.
– Vâng.
Một nụ hôn thứ hai nồng nàn hơn. Pho tượng hình như đang cúi xuống mỉm cười với kẻ đang yêu.
Chương 21
Tháng mười hai trôi đi. Tết lại đến.
Một năm mới bắt đầu năm 1972 phải là một năm mới mẻ, hy vọng và ngập đầy tình yêu.
– Vườn mưa gió, ngày đầu năm ngặp đầy tin vui, sự hiện diện của Vũ Vi khiến mọi người đều vui vẻ. Trời vừa sáng Vi đã đốt nguyên một phong pháo trên cành trúc, những tiếng nổ ồn ào đánh thức Trần dạy, chàng ngơ ngác mở cửa chạy ra. Vi đón chàng với nụ cười thật tươi. Sức sống tươi mát của Vi nhuốm trẻ hồn Trần, chàng nắm tay người yêu.
– Làm gì vui thế?
– Năm mới, chúc anh gặp nhiều vui vẻ may mắn.
Và không đợi Trần đáp lễ Vi trách ngay.
– Anh cứ dấu em mãi nhé, hôm qua ông quản lý có điện thoại đến cho biết đơn đặt hàng đã ngập bàn giấy anh, hãng phải tăng gia sản xuất, ông Đường còn cho em biết đến mùa hạ nầy là anh sẽ chiến thắng, vốn bây giờ đã vượt khỏi số nợ thiếu. Đinh Khắc Nghị công ty trước đây một năm chẳng đáng giá gì, chứ bây giờ trị giá bạc tỷ rồi phải không?
Nhược Trần cười.
– Đó là công của em đấy chứ, nếu chẳng có em cầm roi vút sau lưng thì làm sao anh thành công được?
Vi nũng nịu.
– Em thành công với anh bao giờ mà anh hình dung em như một bạo chúa thế?
– Một bạo chúa nhưng có trái tim hiền lành dễ thương phải không?
– Anh đừng có xài phí từ ngữ như thế, rủi sau này cần xài không có thì sao?
Nhược Trần cười khì.
– Sợ bấy nhiêu đó chưa đủ để diễn tả hết sự dễ thương của em đó chứ!
Vũ Vi đỏ mặt:
– Thôi anh ơi, để em sống với chứ. Bây giờ em hỏi thiệt anh, hôm nay em mời khách đến dùng cơm ở nhà anh không phản đối chứ?
– Tại sao lại phản đối.
Trần nói nhưng rồi lại tò mò:
– Phải em mời tên bác sĩ Ngô không?
Vũ Vi cười.
– Em có đau phổi bao giờ đâu mà phải mời ông ấy đến? Trong đầu anh ngoài ông bác sĩ kia bộ không còn ai khác nữa sao?
Nhược Trần có vẻ không vui.
– Ngoài tên bác sĩ đó ra, em còn nhiều ông bạn trai khác nữa sao?
Vũ Vi đưa tay vuốt tóc với nụ cười ranh mãnh trên môi.
– Hôm nay em sẽ mời bốn ông khách, chỉ toàn đàn ông không chứ chẳng có một người đàn bà nào cả.
– Bốn khách đàn ông?
Nhược Trần nhíu mày:
– Ai, nói ra anh nghe xem.
Vũ Vi lắc đầu chạy vào nhà.
– Thôi một lát nữa sẽ biết, bây giờ em lạnh quá, phải đi tìm lò sưởi mới được
Nhược Trần chịu không được đuổi theọ
– Vi em mời ai nói đi chứ, cứ ghẹo người ta mãi thế?
– Tối đến sẽ biết ngay mà.
– Không được, phải cho biết ngay bây giờ hà.
Vũ Vi không nín được cười.
– Đều là bạn anh cả mà, để em mời họ đến rồi anh nhìn mặt sau.
– Nói dối, có ma mới tin em.
– Thế thì anh cứ chịu khó đợi vậy.
Nhược Trần khó chịu.
– Em nhất định không nóỉ
Vũ Vi nằm dài trên ghế.
– Không, em đã bảo rồi.
– Thế thì, cho em biết tay anh.
Nhược Trần nhảy tới vật Vi lăn xuống thảm, vừa cù lét chàng vừa hỏi.
– Sao, nói không?
– Nói, nói, nói!
Vũ Vi tóc tai rũ rượi, nàng nhột muốn phát điên.
– Ai?
– Luật sư Mậu, ông quản lý và hai cậu em của em.
– À vậy mà cũng làm người ta hết hồn.
Nhược Trần mắng yêu nhưng vẫn không buông tha Vi.
– Em chịu thua rồi mà, tha em đi!
– Nói một câu gì cho dễ thương đi anh sẽ tha cho.
– Anh là người giỏi nhất, người yêu nhất đời của em.
Trần thỏa mãn nhưng chàng vẫn còn tham lam, chàng cúi xuống nhưng Vi đã né tránh.
– Đừng anh, người ta thấy kỳ chết.
– Em sợ ai thấy chứ.
Vũ Vi nhướng mắt nhìn lên tủ thờ, nơi có khung ảnh của ông Nghị.
– Em sợ cha anh.
Nhược Trần ngơ ngác.
– Sao kỳ vậy?
– Vì… Vì…
Vũ Vi chớp mắt nhanh.
– Vì em nghĩ, nếu cha anh còn sống, chắc người không tán thành chuyện chúng ta đâu.
– Em dựa vào đâu mà nói thế?
– Tại… tại…
Vũ Vi ấp úng.
– Tại sao? Cha anh có vẻ thích em lắm mà?
– Em cũng nghĩ thế.
– Cũng yêu anh lắm phải không?
– Dĩ nhiên, anh là con cưng mà.
– Vậy thì nếu chúng ta yêu nhau, không phải là vừa ý ông cụ biết bao không?
– Em không nghĩ thế?
– Tại sao?
– Vì… vì… Vũ Vi bối rối – anh lại nghi ngờ nữa phải không?
Nhược Trần vội đính chính.
– Không phải thế đâu, tại thái độ em lạ quá, tại sao em lại biết cha anh phản đối chuyện lấy nhau giữa anh với em chứ?
Vũ Vi ngẩng đầu nhìn lên.
– Anh mới dùng hai chữ lấy nhau? Nhưng anh chưa hề đề cập đến chuyện lễ cưới mà?
– Trời ơi!
Nhược Trần trợn mắt:
– Anh có nói anh không cưới em bao giờ đâu? Em điên thật, anh đang muốn quỳ xuống chân em ngay bây giờ đây.
– Không cần phải như vậy.
Vi nhún vai:
– Em chỉ cần anh cho biết anh có dám hỏi cưới em không?
– Thế là thế nào?
Vi thấp giọng.
– Em vẫn nghĩ đến dĩ vãng ngày nào của anh, nhưng không phải em ghê tởm nó, mà là… Em không biết ta có thể gặp rắc rối gì khi lập hôn thú không?
Mặt Trần đổi sắc ngay.
– Em muốn nói đến chuyện Cát Hà à? Vũ Vi em không tin anh sao? Lúc xưa anh có yêu Hà thật, nhưng đâu phải như yêu em. Chuyện cũ bỏ qua đi, chúng ta sẽ sống với cái ta hoàn toàn mới.
Vũ Vi cúi xuống.
– Em không phải nhắc lại chuyện quá khứ của anh, có điều… Anh có nhớ hôm đọc di chúc không?
– Có.
– Anh có nhớ chuyện cha anh trao cho chúng ta mỗi người một phong thư chứ?
– Vâng.
– Em không biết cha anh nói gì với anh, chớ riêng trong thư cha anh gửi cho em người có khuyên đừng nên nhận yêu anh, vì vậy em nghĩ có lẽ người không tán thành chuyện tình của hai đứa.
Nhược Trần nhíu màỵ
– Chuyện đó có thật à?
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian